Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Người giữ hồn biển, đảo
Thăm nhà ông Tuyền, chúng ta được tận thấy những tư liệu quý về chủ quyền biển đảo, những hiện vật cũ kỹ nhuốm màu thời gian, như lạc vào một thế giới quá khứ oai hùng của cha ông thuở nào.

 


"Duyên nợ" với tiền nhân

 

 




Ông Phạm Thoại Tuyền với những tư liệu quý giá của mình. Ảnh: Đ.A.T

 

Ngôi nhà của ông Phạm Thoại Tuyền (63 tuổi), ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) giống một "bảo tàng" nhỏ. Phần lớn căn nhà của ông Tuyền được dành để kê tủ trưng bày những tư liệu về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Ông kể, ông chính là hậu duệ đời thứ bảy của Thủy quân Chánh suất đội nổi tiếng Phạm Hữu Nhật, một trong những vị Chánh cai đội nổi tiếng trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa. Người đã vâng mệnh triều đình dong thuyền ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để làm nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi với bậc đế vương là khai thác sản vật, đo đạc thủy trình, dựng bia, cắm mốc chủ quyền lãnh hải biên giới quốc gia.

 

Với ông, ý định sưu tầm những hiện vật liên quan đến chủ quyền biển, đảo đã có từ rất lâu, với mục đích giữ lại những gì thuộc về gia đình, dòng tộc, địa phương, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. "Đâu phải bây giờ ta mới thấy biển, đảo là quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền. Ông bà ta xưa kia đã thức ngộ điều đó từ trong lịch sử. Vì vậy, ngay sau khi miền Nam được giải phóng, tôi đã cần mẫn đi "nhặt" lại những thứ tưởng chừng như đã thuộc về quá khứ như tài liệu, cổ vật, kỷ vật liên quan đến biển, đảo để thế hệ sau không lãng quên một thời bi hùng của dân tộc…" - Ông Tuyền tâm sự.

 


 

Ông Phạm Thoại Tuyền cùng Đoàn đại biểu Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam tại Đài kỷ niệm "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải", thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Đ.A.T

 

Cả một quá trình "đi tìm quá khứ", cùng với bộ sưu tập gồm hàng nghìn bài báo, trong đó có bài đăng tải cách đây trên 20 năm, ông Tuyền còn sưu tập được hàng trăm tư liệu và rất nhiều sách nói về Hoàng Sa, Trường Sa và các văn bản cổ của dòng họ, nội dung đề cập đến những người đi lính Hoàng Sa.

 

Điều đặc biệt là trong "kho báu" của ông có cả những những tư liệu "độc nhất vô nhị" như tư liệu viết về Đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa, sắc chỉ của vua Gia Long ca ngợi những người đi Hoàng Sa. Những tài liệu này quý giá ở chỗ, nó chứa đựng những giá trị lịch sử của gia đình, dòng tộc, của địa phương và cả của quốc gia liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi cha ông của ông Tuyền cùng hàng trăm dân binh Lý Sơn đã từng gắn bó, gìn giữ.

 

Thật đáng quý, sau khi hiến tặng nhiều tư liệu quý cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, ông Tuyền còn bắt tay vào sưu tầm thêm những bài viết liên quan đến quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Đọc ở đâu thấy bài viết về chủ đề này, ông đều cắt riêng ra, cất giữ rất cẩn thận. Nhiều bài báo hay được ông ép nhựa, đóng trong khung kính, treo trang trọng trên tường nhà.

 

Cổ vật kể chuyện biển đảo

 

Không chỉ nổi tiếng là một người mê sử với kho tư liệu quý về chủ quyền biển đảo, ông Phạm Thoại Tuyền còn được biết đến là nhà sưu tầm cổ vật với những món đồ thuộc văn hóa Chăm, văn hóa Sa Huỳnh, đặc biệt là thời gian từ thời các chúa Nguyễn bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc đến thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn sau này.

 

Tất cả các giai đoạn lịch sử đó đều gắn liền với sự vẹn toàn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Ông Tuyền bảo, việc sưu tập những món đồ này bắt đầu như một "nhân duyên tiền định". Đam mê lịch sử, nhưng vốn liếng từ sách vở mà ông nghiền ngẫm chưa nghe nói về những "tàng thư" được cất giữ dưới đáy biển.

 

Trong một lần đi tìm hiểu tư liệu lịch sử về đảo Lý Sơn, ông đã phát hiện một món đồ gốm trong nhà một người thợ lặn xóm vạn chài. Càng săm soi nhìn ngắm, ông càng thấy bị cuốn hút bởi những chi tiết thể hiện trên bình. Linh tính cho ông biết, món cổ vật đầu tiên mà ông có được trong tay chính là "chìa khóa" để ông mở thêm một cánh cửa tìm về quá khứ.

 

 


Một số hiện vật tiêu biểu trong "bảo tàng" của ông Phạm Thoại Tuyền. Ảnh: Đ.A.T

 

Theo ông Tuyền, Lý Sơn là nơi chứa đựng nhiều di sản văn hóa quý báu. Các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy, đảo Lý Sơn từng có cư dân cách thời điểm hiện tại ít nhất 2.500 - 3.000 năm, là chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh hệ biển đảo, kế đó là văn hóa Chăm-pa, trong môi trường biển - đảo. Lớp văn hóa Việt kế tiếp cũng tạo được nhiều di sản.

 

Chính vì vậy, hơn 1.000 món đồ cổ, trong đó có cả những món liên quan đến Hoàng Sa của ông Tuyền có giá trị rất lớn, có thể "kể" những câu chuyện về biển đảo. Về chuyện này, ông Tuyền bảo, lịch sử không kể chuyện bằng ngôn ngữ đời thường mà bằng hiện vật. Nó mang hơi thở thời đại từ mấy ngàn năm trước của tiền nhân. Có lẽ vì thế mà người Lý Sơn hôm nay vẫn luôn ngóng về biển, bất chợt một tiếng còi tàu cũng làm họ nhốn nháo ngóng trông.

 

Dường như bất cứ lúc nào, sự ngóng, đợi đó vẫn hằn sâu trong tâm khảm người Lý Sơn như một cảm thức tự nhiên. "Có câu ca dao lưu truyền rộng rãi trong lòng người Lý Sơn xưa cho đến nay rằng: Chiều chiều ra ngóng biển xa/ Ngóng ai như ngóng Trường Sa chưa về. Và Lễ khao lề thế lính cũng ra đời từ những lần ra đi mà chẳng mong đợi ngày về của các hùng binh Hoàng Sa xưa: Hoàng Sa đi có về không/ Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa. Thế mới biết sự oai hùng và bi tráng của những hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa năm xưa. Với người Lý Sơn, chắc chắn, niềm tự hào về những lớp tiền nhân quên mình vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc sẽ chảy mãi trong máu, trong huyết quản…" - Ông Tuyền trầm ngâm tâm sự.

 

Thời gian như bóng câu bên cửa sổ, mới thế mà đã gần 40 năm, ông Phạm Thoại Tuyền gắn bó với cổ vật, tài liệu liên quan đến chủ quyền Tổ quốc. Ước muốn biến căn nhà của mình thờ thành một "bảo tàng" nhỏ giờ đã trở thành hiện thực.

 

Đó cũng chính là điều kiện để ông cùng biển, đảo kể chuyện lịch sử, không hẳn chỉ một vài lần mà bất cứ ngày nào khi người yêu sử, quan tâm đến tình hình chủ quyền đất nước có dịp tìm đến đảo Lý Sơn. Điều quý nhất ở ông chính là lòng đam mê vẫn còn nguyên vẹn cho đến nay và ông cũng sẵn lòng chia sẻ niềm đam mê ấy cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Khen thưởng lại về tay quan chứcc (23-12-2013)
    Nguy cơ khi công an cầm “thượng phương bảo kiếm“ (22-12-2013)
    Mẹ liệt sĩ ôm hài cốt con khóc, chính quyền vẫn không cho đưa vào nghĩa trang (20-12-2013)
    Quần áo trẻ em từ Trung Quốc: Mặc vào dễ... ngớ ngẩn (20-12-2013)
    Nhớ “Anh Văn” (19-12-2013)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Giữ nước từ khi nước chưa nguy" (18-12-2013)
    Mỹ sẽ giúp Việt Nam mua tàu tuần tra cao tốc, đào tạo cảnh sát biển (17-12-2013)
    Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn (16-12-2013)
    Ngoại trưởng Mỹ ngạc nhiên vì sự thay đổi của Việt Nam (14-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc - Kỳ cuối: Lo VN trở thành bãi rác công nghệ (13-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc - Kỳ 3: Nhập từ miếng vải đến... công nghệ (12-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc: Nhanh, nhiều, rẻ (10-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc (09-12-2013)
    Cán bộ đánh “hội đồng” dân qua lời kể của nạn nhân (08-12-2013)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng sẽ bị trị tận gốc!  (06-12-2013)
    Bộ trưởng và chuyện “nói là làm” (04-12-2013)
    "Hoàng Sa, Trường Sa mãi còn, nếu tâm thức biển đảo còn (03-12-2013)
    Sắp xử hai 'đại án' tham nhũng Dương Chí Dũng và bầu Kiên (02-12-2013)
    Lời gan ruột của "lão thần" Dương Trung Quốc (30-11-2013)
    Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút” (29-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153089317.